Bài viết này muốn giải thích cho câu hỏi: khán giả làm được gì cho các đội tuyển? Xin trả lời: rất nhiều là đằng khác.
Cứ sau mỗi giải đấu Liên Minh Huyền Thoại, mỗi lần đội nhà thất bại, các fan hâm mộ ít nhiều buông lời cay nghiệt đến tập thể đội tuyển. Tùy vào mức độ thua có thể chấp nhận được hay không mà những lời chỉ trích nặng nhẹ khác nhau. Trong CKTG 2019 vừa rồi, LowKey Esport dù bị loại tại vòng khởi động vẫn kịp ghi dấu ấn bằng trận thắng đầu tiên của VCS trước LCK. Điều mà các game thủ kỳ cựu trước đó không làm được thì tân binh của CKTG 2019 lại làm được ngay trận đầu tiên với LCK. Đó là một thành tích không thể chê trách được. Vì vậy, LowKey Esport nhận được nhiều lời động viên cố gắng từ khán giả.
Ngược lại, GAM Esport được cả cộng đồng Việt Nam và quốc tế đánh giá cao nhờ vào thành tích 2 năm trước của GAM 2017. Tuy nhiên, màn trình diễn vô cùng thất vọng, bạc nhược và nhạt nhòa của GAM khiến cả Việt Nam lẫn thế giới sỉ vả không thương tiếc. Thất bại 1-5 là thất bại tệ hại nhất từ khi Việt Nam vào vòng bảng CKTG 2017 đến nay. Trước đó, VCS thường xuyên ra về với tỉ số 2-4 tại CKTG và 2-8 tại MSI. Thất bại 1-5 này tệ hại chỉ sau thất bại 0-8 của Saigon Joker năm 2016 khiến đội này phải giải tán.

Năm 2016, giải đấu IWCQ là giải đấu tệ hại nhất của LMHT Việt Nam
với kết quả 0-8 của Saigon Joker

Chung kết thế giới 2019 là thất bại kế tiếp khi GAM 1-5 tại bảng đấu dễ nhất.
Trước đó, VCS ra về với kết quả 2-4 tại các bảng có Hàn Quốc
Những chỉ trích thậm tệ nhắm thẳng vào mọi thành viên trong đội trừ Yoshino vì Yoshino không đánh trận nào. Những lời bào chữa cùn kiểu như “mày làm gì được cho GAM mà chỉ trích?” được nói ra. Họ nghĩ rằng fan hâm mộ không đóng góp gì cho đội tuyển, cho giải đấu sao? Nhầm rồi!
Mối quan hệ 3 bên

Mối quan hệ qua lại giữa 3 bên: nhà phát hành, game thủ/khán giả và nhà tài trợ
Nhìn vào sơ đồ, chúng ta thấy 3 bên đều có quan hệ chặt chẽ. Nhà phát hành làm sao để kiếm lợi nhuận từ một tựa game không tính phí? Vài bộ trang phục giá mấy trăm ngàn có nuôi sống được cả một công ty triệu đô không? Chắc chắn chỉ có thể là tiền đầu tư từ các đối tác, nhà tài trợ.
Vậy nhà tài trợ muốn gì? Dĩ nhiên là họ muốn thương hiệu của họ, logo của họ lọt vào mắt càng nhiều khán giả càng tốt. Và đó là lý do Wake Up 247, Clear Men, Phong Vũ mới đổ tiền triệu tài trợ cho giải đấu, cho đội tuyển. Họ muốn marketing và eSport là một kênh truyền thông đáng để họ cân nhắc. Hãy nhớ Phong Vũ, thương hiệu thành công nhất khi đầu tư vào Liên Minh Huyền Thoại. Tên của họ được xuất hiện tại 2 giải đấu lớn nhất thế giới là CKTG 2018 và MSI 2019. Trận đấu giữa Phong Vũ Buffalo và Vega Squadron đã đạt kỷ lục về lượt xem của VETV. Nhà tài trợ còn gì vui hơn?

Clear Men tài trợ cho giải đấu VCS Xuân 2019, tặng sản phẩm cho game thủ.
Tất cả là để marketing.
Vậy nhà tài trợ quảng cáo cho ai? Còn ai ngoài khán giả? Lượt xem của khán giả, thậm chí tiền khán giả mua sản phẩm của Clear Men, Phong Vũ vào túi ai? Vào túi của nhà tài trợ. Và nhà tài trợ lấy số tiền đó tài trợ lại cho game thủ. Vậy rõ ràng, ở một góc độ nào đó, khán giả và khách hàng của nhà tài trợ gián tiếp hỗ trợ game thủ để họ có đồ ăn thức uống, cơ sở luyện tập và cả đi nước ngoài.

VETV đạt kỷ lục 374.777 lượt xem.
Sự kiện gần đây nhất là một ví dụ điển hình. Giải đấu LMHT khu vực Đông Nam Á GPL và khu vực Đài Loan vừa sát nhập vào nhau do lượng người xem quá ít. Ít người xem, ít nhà tài trợ mặn mà với giải đấu, Riot phải sát nhập để mang màu sắc mới lạ cho khán giả. Do thành tích dậm chân tại chỗ của 2 khu vực này nên Riot phải đưa ra quyết định không ai mong muốn này. Khu vực VCS còn bị khán giả chỉ trích, buồn vui chứng tỏ VCS còn được nhiều người quan tâm. Còn GPL và LMS chắc giờ đang ước được như vậy mà không được vì chẳng còn ai quan tâm nữa.
Những trường hợp eSport ít người quan tâm
Overwatch Việt Nam: năm 2017, Overwatch Việt Nam vinh dự được tham gia giải đấu lớn nhất thế giới của game này. Kết quả là đội tuyển Việt Nam thua trắng trước Tây Ban Nha, Phần Lan, Nhật Bản.
Overwatch Việt Nam vs Nhật Bản
Còn bây giờ thì sao? Overwatch sau vài năm nổi lên giờ tàn lụi trông thấy. Vì ít người quan tâm đến game nên nhà tài trợ cũng làm gì còn? Đi thi đấu tự lo mọi thứ. Những lúc này mới thấy, nếu game được nhiều sự quan tâm hơn - tất nhiên sẽ đi kèm với chỉ trích - thì đâu có như thế này.

Liên Quân Mobile: có thể Liên Quân rất nổi tiếng tại Việt Nam và Trung Quốc. Nhưng ở các nước khác, Liên Quân giờ đã bị chính cha đẻ Tencent bỏ rơi do lượt người chơi quá ít. Nhà vô địch Liên Quân thế giới Sun người Hàn Quốc giờ có cuộc sống khá lận đận.


Không còn người chơi, không còn tài trợ,
giải đấu đóng cửa, game thủ thất nghiệp.
Nhìn tình cảnh của Sun, chắc giờ anh chỉ ước game Liên Quân có fan chỉ trích, buồn vui cùng mình. Nhưng không, game Liên Quân ở Hàn Quốc chẳng ai quan tâm cả. Giải đấu không còn, anh phải đi làm streamer để bớt khó khăn hơn.
Nhà tài trợ cần khán giả, sẵn sàng đầu tư cho các đội gây sự chú ý
Mọi người có thắc mắc tại sao Tinikun lại hay có những bình luận tiêu cực không? Là vì anh muốn GAM gây được nhiều sự chú ý. Chỉ khi GAM gây nhiều sự chú ý thì nhà tài trợ mới thích và đầu tư cho GAM. Nhưng với vị trí huấn luyện viên trưởng, nếu cứ phát ngôn như vậy có thể bị riot phạt nên Tinikun nhường cho Yuna làm huấn luyện viên trưởng.
Hưng Hại Não phân tích về lý do Tinikun hay có phát ngôn gây chú ý
để tạo sức hút cho GAM, kiếm tài trợ.
Chứng tỏ là Tinikun cố gắng gây chú ý cho GAM kể cả khi việc đó khiến mọi người nghĩ xấu mình. Chuyện bình thường! Đây là thời đại của drama. Đội nào nhiều drama hơn thì gây nhiều sự chú ý hơn. Nhà tài trợ thích hơn liền đầu tư cho họ. Vậy đó có phải khán giả đang kiếm tiền về cho đội tuyển không?
Tương tự như thầy giáo Ba. Dù chưa đánh giải VCSB nhưng baroibeo cũng khoe trên stream của mình là được hãng điện thoại Realme tặng cho 1 chiếc. Tại sao lại có sự ưu ái này? Vì thầy giáo Ba là chủ kênh Youtube gần 1 triệu subscribe. Họ phải tranh thủ cơ hội này để quảng cáo.

Tóm lại: bài viết này muốn giải thích cho câu hỏi: khán giả làm được gì cho các đội tuyển? Xin trả lời: rất nhiều là đằng khác. Khán giả càng chú ý đến đội nào, giải nào thì nhà tài trợ càng đổ tiền cho đội đó. Vì vậy, các đội tuyển và các giải đấu ra sức gây sự chú ý như bình luận gây tranh cãi, drama… cốt cũng là để mang tiền về cho giải, cho đội mà thôi.