Mặc dù được gọi là đất nước dân chủ, cạnh tranh bình đẳng và có cả luật chống độc quyền. Thế nhưng, sự độc quyền của các ông lớn ngành công nghệ, gọi tắt là Big Tech, vẫn hiện diện. Mọi người có thể đang bị đánh lừa bởi việc được lựa chọn hãng, sản phẩm mình sử dụng. Thế nhưng, mọi người không nhận ra một điều: có quá ít sự lựa chọn.
Và đó chính là cách mà các Big Tech đang làm: lách luật chống độc quyền bằng cách giảm bớt sự lựa chọn cho khách hàng. Các ông lớn vẫn tạo ra sự lựa chọn, nhưng quá ít và bị chèn ép. Giống như một cái cây cổ thụ hút chất dinh dưỡng và chỉ chừa lại một ít cho các cây nhỏ. Vì một cái cây thì không thể làm nên cánh rừng, nhưng nhiều cây quá thì sẽ phải giành nhau chất dinh dưỡng.
Có 2 cách lách luật: mua đối thủ lớn và vẫn giữ đối thủ nhỏ sống sót. Khi ra tòa, các ông lớn có thể bào chữa rằng: ngoài thị trường vẫn có rất nhiều doanh nghiệp cạnh tranh. Nhưng những doanh nghiệp cạnh tranh đó hoặc không đủ sức lật đổ vị trí thống trị của họ, hoặc sống một cách thoi thóp.
Chỉ có 2 sự lựa chọn, chi phối sự lựa chọn của khách hàng
Thủ thuật của các Big Tech rất đơn giản: họ đưa ra 2 lựa chọn:
Xấu hoặc tốt.
Xấu hoặc không rõ.
Về lý thuyết, đúng là khách hàng có lựa chọn. Nhưng thực tế, chẳng ai lựa chọn xấu cả. Họ sẽ chọn tốt hoặc phương án không rõ tốt hay xấu.
Ví dụ: bạn đăng ký vào mạng xã hội Facebook. Chỉ có 2 lựa chọn: chấp nhận điều khoản sử dụng hoặc không được đăng ký. Chắc chắn 100% số người có tài khoản trên Facebook đều chấp nhận. Vì vậy, họ chiến thắng về mặt pháp lý.
Thậm chí, họ có thể thay đổi điều khoản sử dụng. Giả sử điều khoản ban đầu không cho phép họ lấy cắp dữ liệu. Nhưng nếu một ngày đẹp trời, họ đổi điều khoản mà không cần hỏi ý kiến của bạn. Sau đó họ thoải mái lấy dữ liệu của bạn, xóa kênh YouTube, Twitch của bạn. Lúc đó, bạn phản đối cũng chẳng thay đổi được gì.
Việc này xảy ra rất nhiều trên YouTube, Google Adsense... Trước đây, YouTube cho phép kiếm tiền không cần subcribe hay view. Nhưng sau này, YouTube sửa điều khoản bắt buộc phải có số subcribe và view nhất định. Gần đây nhất là sự kiện Nga đánh Ukraina, Google Adsense cấm các nội dung nói về chủ đề này. Người dùng hoàn toàn chẳng thể khiếu nại gì. Thậm chí nếu họ bỏ YouTube hay Google Adsense, thông tin cá nhân vẫn lưu lại và Google vẫn thoải mái sử dụng dữ liệu của bạn.

Điều khoản có thể bị thay đổi mà người dùng không khiếu nại được
Tóm lại: bạn đồng ý với điều khoản sử dụng cũ, nhưng bạn không hề đồng ý với điều khoản sử dụng mới. Các Big Tech muốn lách luật, chỉ cần sửa lại điều khoản sử dụng và nói bạn đã đồng ý với chúng. Bạn chẳng phản đối được.
Google không cho các đối tác sử dụng nền tảng của đối thủ
Nếu nhắc đến điện thoại, mọi người có thể kể nhiều hãng từ Tây sang Á như Xaomi, Samsung, Oppo, iPhone... Nhưng nếu kể ra hệ điều hành (OS - Operation System) thì mọi người kể được bao nhiêu hệ điều hành? Chắc chắn phần lớn người dùng phổ thông chỉ kể được 2 hệ điều hành Android và iOS là phổ biến nhất.
Còn các hệ điều hành khác thì sao?
Windows Phone đã bị Microsoft khai tử vào tháng 10/2017.
Symbian đã bị Nokia khai tử vào tháng 25/1/2013.
BlackBerry OS cũng đã bị ngưng hỗ trợ.
Bạn có thắc mắc tại sao tất cả điện thoại khác ngoài iOS đều sử dụng hệ điều hành Android không?
Bộ Tư pháp Mỹ cho rằng công ty này đã ký nhiều thỏa thuận với các nhà sản xuất điện thoại sử dụng hệ điều hành Android nhằm tạo thế độc quyền mảng tìm kiếm, ngăn chặn khả năng cạnh tranh.
Ấn Độ đã kiện Google vì hành vi độc quyền trên Smart TV. Nếu một công ty bán smartphone sử dụng Android thì công ty đó sẽ không có quyền bán Smart TV chạy trên nền tảng cạnh tranh khác. Nghĩa là tất cả phải đồng bộ với Google, từ điện thoại đến Smart TV. Việc này là độc quyền, ngăn cản sự cạnh tranh của các cty trong và ngoài nước khác.
Nguồn: Google bị kiện độc quyền trong thị trường Smart TV Ấn Độ

Ở Đức, nền tảng cho thuê nhà HomeToGo từng đệ đơn kiện Google lên Ủy ban Châu Âu vào năm 2019, cáo buộc mạng tìm kiếm này định tuyến lại lưu lượng truy cập, chuyển đến trang dịch vụ du lịch của riêng họ.
Nguồn: Chính phủ Đức phê duyệt luật chống độc quyền trong thị trường công nghệ
Mọi người và Google có thể bào chữa rằng: có rất nhiều công cụ tìm kiếm khác ngoài Google và khách hàng chọn Google vì họ tự nguyện làm thế.
Nhưng khi bạn đã rơi vào một hệ sinh thái do Google hay Apple tạo ra, bạn phải đi theo tất cả mọi thứ do họ tạo ra, từ email đến lưu trữ, xem video. Nói cách khác: nó giống như một thế giới ảo trong phim Ma Trận, Sword Art Online hay Date a live Ars Install, nơi máy tính cho bạn tất cả mọi thứ, chỉ cần bạn vĩnh viễn ở lại đây. Còn khi bạn ra khỏi thế giới máy tính này, bạn sẽ mất hết những gì nó cung cấp.
Chắc chắn sẽ có nhiều nhà phát triển cảm thấy không ổn với mức hoa hồng của các Big Tech tạo ra. Họ có thể tạo một cửa hàng tương tự như Play Store (Android) hay App Store (iOS). Tuy nhiên, các Big Tech ngăn cản điều đó, bắt họ phải bán trên cửa hàng của mình và chia hoa hồng.
Tháng 9/2021 sắp tới, Google muốn chia hoa hồng 30% cho các nhà phát hành, khiến 36 bang và cả thủ đô Washington phải khởi kiện. Liên minh gồm Epic, Spotify và Match Group hoan nghênh vụ kiện này.
Nguồn: Google muốn chia hoa hồng 30% cho các nhà phát hành
Apple gây khó dễ cho Spotify
Apple cũng giống Google, tự tạo hệ sinh thái của riêng mình và gây khó dễ cho bất kỳ đối thủ nào.
Những ngày cuối tháng 4/2021, Ủy ban châu Âu cho rằng Apple đã giảm sự cạnh tranh bằng cách tăng chi phí của các dịch vụ phát nhạc như Spotify. Mức phí 30% Apple áp cho các ứng dụng trả phí trừ ứng dụng Apple Music không phải chịu khoản phí đó. Đây là mấu chốt trong đơn kiện của Spotify Spotify từng đệ đơn kiện chống lại Apple với các lý do tương tự. Các ông lớn khác trong ngành như Netflix, Epic Games cũng công khai phản đối mức thuế 30% của Apple cùng với nhiều nhà phát triển khác.
Nguồn: Spotify kiện Apple
Apple đáp trả bằng lý lẽ: Apple muốn các doanh nghiệp phải đóng góp vào sàn của họ. Nghĩa là: Apple tạo ra sàn giao dịch là Apple Store. Các công ty khác lên sàn thì phải trả tiền. Nhưng chỉ riêng "con ông cháu cha" Apple Music thì không.
Nguồn: Apple đáp trả Spotify
Spotify thì cho rằng, việc áp dụng phí cao để ép Spotify phải đẩy mức giá cao hơn giá của Apple Music. Spotify chịu phí, Apple Music "con ông cháu cha" thì không. Và mức phí Apple áp dụng lên các công ty - theo nhận xét của các công ty - là quá cao.
Tóm lại: người dùng đúng là có quyền lựa chọn giữa Spotify và Apple Music, nhưng sự lựa chọn của người dùng đang bị ông lớn Apple chi phối.
Mua đối thủ để không cần nghiên cứu
Facebook đã bị kiện sau khi mua lại Instagram và WhatsApp.
Khi có mạng xã hội mới nổi được lập nên, làm sao để đánh thắng họ? Câu trả lời là mua luôn họ về làm việc cho mình. Instagram, mạng xã hội chia sẻ hình ảnh và WhatsApp, ứng dụng nhắn tin đa nền tảng đã về một nhà với Facebook. Vừa loại được đối thủ cạnh tranh, vừa tăng thêm thu nhập và thông tin cá nhân để bán. Quá tiện lợi phải không? Nhưng hành động đó chính là độc quyền khi Facebook muốn tất cả mạng xã hội phải đầu hàng trước Facebook.
Trong cuộc nói chuyện giữa Mark Zuckerberg và nhà đồng sáng lập Instagram Kevin Systrom, CEO Facebook được cho là đã đe dọa Instagram sẽ "phải nhận hậu quả" nếu như từ chối lời đề nghị của Facebook.
Bạn có thể nói rằng: ngoài Facebook, chúng ta còn Twitter. Đó cũng chính là cách mà các ông lớn công nghệ làm.
Họ để cho một số các nền tảng còn sống và hoạt động để tránh bị kiện là độc quyền. Nhưng các nền tảng này luôn đi sau và không bao giờ có cơ hội vượt qua các ông lớn. Twitter làm sao có thể vượt qua được Google khi nền tảng này cho phép đăng ảnh khiêu dâm, 18+. Đây là cách để Twitter tạo khác biệt, nhưng cũng là rào cản khi muốn thâm nhập vào các nước như Việt Nam.
Nguồn: chính phủ Mỹ cáo buộc Google độc quyền
Tiktok bị đuổi hoặc phải bị mua
Vì lý do an ninh, Tiktok và WeChat đã bị cựu tổng thống Mỹ Donald Trump ra quyết định: hoặc Tiktok và WeChat phải bị mua bởi Microsoft, hoặc Tiktok và WeChat phải rời khỏi nước Mỹ.
Một số ý kiến cho rằng, hành động này vừa để đáp trả Trung Quốc, vừa để mở đường cho các công ty Mỹ phát triển. Nhưng một số ý kiến khác lại cho rằng, Mỹ đang học theo Trung Quốc về cách làm việc độc quyền: lấy hết công nghệ và đuổi công ty ngoại đi. Cũng giống như Trung Quốc, sau khi sao chép hết công nghệ của Google, Facebook, đã đuổi các công ty này ra khỏi Trung Quốc. Trung Quốc và Mỹ chỉ khác nhau ở chỗ: Mỹ có thể mua luôn cả nhân công người nước ngoài làm việc cho họ. Còn Trung Quốc không tin tưởng người phương Tây.
Chặn cả tuyên truyền của chính phủ
Theo phong cách tư bản, thị trường để nó tự vận hành, không có sự can thiệp của chính phủ. Có lẽ các Big Tech nghĩ mình đang thống trị thế giới theo phong cách Mỹ nên họ có thể chặn bất kỳ ai, kể cả tổng thống.
Chặn cả tuyên truyền của tổng thống đương nhiệm Donald Trump
Vụ việc khiến thế giới trở nên sợ hãi quyền lực của các ông lớn công nghệ là vào ngày 1/6/2021, sự kiện người biểu tình tổng thống đương nhiệm Donald Trump tràn vào tòa nhà quốc hội. Hậu quả là có ... người chết. Các ông lớn công nghệ đã thực hiện động thái chưa từng có: chặn tất cả bình luận của tổng thống Trump và tất cả nền tảng ủng hộ ông.
Parler, mạng xã hội ủng hộ cựu tổng thống Donald Trump cũng đã bị tất cả các ông lớn đồng loạt chặn cửa đến với người dùng. Liệu đây là vì họ muốn ngăn tổng thống Donald Trump tuyên truyền hay là vì muốn tiêu diệt đối thủ cạnh tranh? Hay là cả 2 lý do?
Một đất nước luôn được đề cao tự do ngôn luận lại thực hiện các hành động chặn ngôn luận, tiếng nói của người khác. Sau sự kiện này, cổ phiếu của tất cả các ông lớn đã bị bán tháo, giảm giá rất sâu. Thế giới vừa được một tràng cười hả hê dành cho Mỹ và thứ "tự do ngôn luận" của họ. Đồng thời cũng nâng cao cảnh giác trước sức mạnh quá lớn của các ông lớn công nghệ.
Tổng thống Nigeria cấm Twitter vì xóa bài đăng của ông
Tổng thống Muhammadu Buhari đã bị Twitter xóa một bài đăng. Tức giận, ông đã cấm mạng xã hội này vào ngày 4/6/2021.
Nguồn: Bị xóa bài đăng, tổng thống Nigeria cấm Twitter.
Alhaji Lai Mohammed, bộ trưởng Thông tin và văn hóa nói rằng, Twitter có thể "làm suy yếu sự tồn vong của các công ty Nigeria". Vào ngày 5/6/2021, Twitter đã phản hồi về động thái này, nói rằng họ "quan ngại sâu sắc" trước việc chính phủ chặn mạng xã hội này. Họ cho rằng: "Quyền truy cập vào mạng #OpenInternet (Internet mở) và miễn phí là quyền thiết yếu của con người trong xã hội hiện đại".
Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump đã đồng cảm với hoàn cảnh của tổng thống Nigeria. Ông đã ủng hộ hành động cấm Twitter trong tuyên bố ngày 8/6/2021. "Họ là ai mà phán xét cái gì tốt cái gì xấu, nếu chính bản thân họ xấu xa?", ông Trump nói.
Nguồn: Ông Trump ủng hộ tổng thống Nigeria cấm Twitter.
Tóm lại: những lý do mà các mạng xã hội hay đưa ra là:
- Quyền tự do ngôn luận.
- Mạng xã hội chỉ là sân bóng đá. Các cầu thủ trên sân phạm lỗi không liên quan đến sân bóng.
Các Big Tech sử dụng "quyền tự do ngôn luận" mỗi khi bị chính quyền của các quốc gia ngăn chặn. Nhưng cũng chính các Big Tech lại chặn các bài đăng, bình luận của tổng thống, chính phủ. Dù đó là nước lớn, sân nhà như Mỹ hay nước nhỏ, sân khách như Nigeria. Thật đáng sợ khi mạng xã hội có quyền hành lớn hơn cả những người đứng đầu một quốc gia.
Và họ cũng rất tự tin khi họ đã cung cấp cho người dùng những dịch vụ tốt với giá tiền gần như miễn phí. Dù Nigeria cấm Twitter hay Việt Nam không chấp nhận Twitter thì người dùng tại 2 quốc gia này vẫn vượt tường lửa để sử dụng và mang tiền về cho họ.

Facebook chặn người dùng ở Autralia
Kiện ngược lại những quốc gia hack mạng xã hội của mình
Một vụ việc gây chấn động từ phía Facebook là họ vừa khởi kiện 4 người Việt Nam vì chiếm đoạt tài khoản quảng cáo. Những người Việt Nam này đã đánh cắp thông tin tài khoản quảng cáo của người khác. Sau đó họ chạy quảng cáo trái phép. Theo Facebook, họ đã gây thất thoát 36 triệu USD cho Facebook.
Tuy nhiên, vấn đề là Facebook không được đặt dữ liệu tại Việt Nam. Vì vậy họ không thể nhờ pháp luật Việt Nam giải quyết. Đây giống như một vụ việc hacker nước ngoài tấn công công ty nước Mỹ vậy. Nhưng như vậy thì các hacker này phải chịu tòa án nước nào giải quyết?
Chưa kể, Facebook cho phép chạy các quảng cáo lừa đảo và không nộp đồng thuế nào cho Việt Nam, không đặt dữ liệu tại Việt Nam. Giờ lại đi kiện hacker Việt Nam hack tài khoản của người Việt để chạy quảng cáo. Việc này giống như bạn là một người bán hàng trái phép, không đăng ký kinh doanh nhưng lại kiện khi có vấn đề xảy ra vậy. Hoặc giống như đôi vợ chồng không đăng ký kết hôn lại đòi kiện tụng nhau khi tranh chấp tài sản vậy.
Nguồn: Facebook kiện 4 người Việt hack tài khoản quảng cáo của Facebook.